Decal dán tường bindo
icon phone call bindo
icon store bindo

Trang chủ > Blog

Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị chóng mặt, choáng váng

Cập nhật ngày: 03/02/2024 18:54:45

Khoảng thời gian mang thai, hệ tim mạch và thần kinh có lúc không tự thích ứng với sự thay đổi của huyết áp. Điều này giải thích vì sao, có lúc mẹ bầu cảm thấy chóng mặt, choáng váng và hoa mắt.

Nghiêm trọng hơn là bị ngất xỉu. Điều này khiến cho các ông chồng cùng những người xung quanh thật sự lo lắng, bởi không biết nguyên nhân tại sao. Cùng Bindo tìm hiểu để phòng tránh nhé!

Giải đáp nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị chóng mặt

Mẹ bầu có huyết áp thấp khi mang thai

Trong suốt thai kỳ, hệ thống tim mạch có sự thay đổi: Nhịp tim tăng lên, máu được đưa lên tim nhiều hơn theo từng phút, lượng máu trong cơ thể cũng được tăng thêm 40-45%.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị chóng mặt, choáng váng 1

Vì thế mẹ bầu bị chóng mặt, hoặc thậm chí có thể ngất xỉu khi huyết áp thấp. Vì vậy chị em cần phải kiểm tra huyết áp của mình thường xuyên, nếu kết quả khoảng 90/60 hoặc thấp hơn thì chắc chắn mẹ bầu cần phải chú ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn.

Sự lên – xuống của huyết áp trong một thai kỳ thông thường như sau: Thời kỳ đầu mang thai, huyết áp thường giảm. Nó đạt tới điểm thấp nhất vào giữa thai kỳ. Sau đó, huyết áp tăng dần và giữ mức ổn định cho đến cuối thai kỳ.

Đứng dậy quá nhanh

Nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện với cả nhóm phụ nữ không mang thai.

Vì thế nếu lúc nằm, muốn đứng lên thì mẹ bầu hãy ngồi dậy từ từ và sau đó đứng im một lúc hẳn bước đi. Còn khi đang ngồi, muốn đứng dậy mẹ bầu hãy cố gắng thả lõng cơ thể rồi hẳn đứng dậy di chuyển chậm. Tốt nhất là không nên bước đi ngay sau khi rời khỏi ghế, hoặc ở tư thế đang nằm.

Thiếu dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày

Khi ăn không đủ, mẹ bầu có thể bị hạ đường huyết – chứng bệnh khiến mẹ bầu bị hoa mắt, thậm chí là ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi bạn mang thai.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị chóng mặt, choáng váng 2

Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự. Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc bạn luyện tập.

Để tránh bị hạ đường huyết, mẹ bầu nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả. Đảm bảo ăn uống đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, bổ sung nhiều các vitamin, khoáng chất, ăn nhiều rau quả, trái cây, nước ép… để tăng cường sức đầy kháng cho cơ thể.

Thiếu máu

Khi thiếu máu, mẹ bầu sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác. Kết quả, mẹ bầu sẽ xuất hiện dấu hiệu choáng váng. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị chóng mặt, choáng váng 3

Vì vậy trong thai kỳ, chị em cần lưu ý để tránh tình trạng thiếu máu. Cần ăn uống các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đồng thời có thể bổ sung sắt qua đường uống hoặc các món ăn.

Nên đi khám khi có dấu hiệu xấu

Cảm giác choáng váng khi bị đói hay khi đứng dậy quá nhanh thường không đáng lo ngại. Bạn nên đi khám nếu bị choáng váng liên tục, hoa mắt nặng hoặc hoa mắt sau khi bạn bị chấn thương ở đầu.

Nên nhanh chóng đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa ngay nếu hoa mắt có liên quan đến việc thay đổi thị giác, khó phát âm, ra máu hoặc bạn bị ngất. Một trong những dấu hiệu trên có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến thai.



 

 

Phone call icon