Gợi ý chuẩn bị mâm cỗ đủ đầy để cúng tất niênTết
Cập nhật ngày: 06/01/2023 15:28:04
Mâm lễ cúng tất niên bạn cần chuẩn bị những gì? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách chuẩn bị mâm cổ vừa đầy đủ vừa thể hiện sự trang nghiêm.
Nội dung chính
Ý nghĩa về mâm cỗ cúng tất niên ngày tết
Theo TS. Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam vấn đề cúng tất niên dịp cuối năm là một trong những nghi lễ văn hóa độc đáo của người Việt.
Việc cúng tất niên là nghi thức để mời ông Công, ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc, gia đình sau khi đã tiễn ông về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp.
Đồng thời, đây cũng là dịp để gia chủ mời ông bà, tổ tiên về ăn tết, sum họp cùng con cháu.
Bữa cơm tất niên không chỉ mang ý nghĩ tiễn năm cũ, đón mừng năm mới mà nó còn thể hiện sự kết nối giữa các thế hệ trong gia đình người Việt.
Bên cạnh đó, ông TS. Trần Hữu Sơn, vào chiều 30 Tết, các gia đình cần chuẩn bị hai mâm cỗ, một mâm để cúng tất niên, mâm thứ hai chuẩn bị cho cúng giao thừa.
Mâm cúng tất niên ngày tết gồm những gì?
Theo quan điểm dân gian, mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, phải bắt buộc "mâm cao, cỗ đầy". Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cũng như tâm ý của gia chủ.
Thông thường, trên mâm lễ cúng tất niên gồm có những thứ sau:
- Mâm ngũ quả,
- Hương hoa,
- Giấy tiền vàng mã,
- Đèn nến,
- Trầu cau,
- Rượu,
- Trà,
- Bánh chưng (hoặc bánh tét).
Mâm cỗ tất niên có thể là cỗ mặn hoặc chay (tùy vào gia chủ) với một số món ăn thường ngày Tết được chế biến thơm ngon, bày biện đầy đặn, thịnh soạn, trang nghiêm. Tùy từng vùng miền mà mâm cỗ cúng có những đặc trưng riêng.
Ví dụ mâm cỗ cúng tất niên miền Bắc không thể thiếu bát canh móng giò hầm măng, nem rán, giò lụa, giò xào, các món xào thập cẩm, canh miến...
Miền Trung lại hay cúng gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua, giò lụa...
Còn miền Nam thường có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, nem, chả giò, gỏi cuốn...
Mỗi gia đình có cách bày trí mâm lễ cúng khác nhau. tuy vậy cỗ cúng (đồ ăn) nên đặt một chiếc bàn nhỏ bên dưới bàn thờ.
Trên bàn thờ chính chỉ để hoa, quả tươi, tiền vàng mã mang tính tượng trưng.
Mâm ngũ quả trong lễ cúng tất niên ngày Tết có gì?
Mâm ngũ quả là một trong những lễ không thể thiếu trên mâm lễ cúng tất niên. Mâm ngũ quả đủ đầy, màu sắc hài hòa vừa khiến gia chủ cảm thấy sung túc dịp Tết đến xuân về, vừa khiến mâm cỗ cúng trở nên ấm cúng...
Lưu ý, mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả có thể ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín.
Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả, tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành là: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Tốt nhất nên bày mâm ngũ quả có đủ 5 màu tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành: Xanh lá (Mộc); đỏ (Hỏa); nâu, vàng (Thổ); trắng (Kim) và màu đen, xanh biển (Thủy).
Về vị trí đặt mâm ngũ quả, gia chủ không nên đặt mâm ngũ quả ở chính giữa bát hương vì như thế sẽ chắn mất trục khí chính. Gia chủ có thể đặt mâm ngũ quả sang hai bên.
Phía trên là tất cả những gợi ý, lưu ý về cách chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên tươm tất, trang nghiêm.
Theo lao động
Sản phẩm liên quan
Tết xuân- Mai đào khoe sắc cùng thần tài
1,640,000₫ (BDA-12582) Xem chi tiết Mua ngay