Decal dán tường bindo
icon phone call bindo
icon store bindo

Trang chủ > Blog

Mách bạn cách chữa sâu răng, đau răng với các loại cây dân giã

Cập nhật ngày: 08/08/2023 16:01:48

Dưới đây là một số dược thảo có thể dùng làm cách chữa sâu răng, đau nhức răng lợi mà Bindo muốn chia sẻ đến các bạn. Mời bạn xem 5 loại cây có tác dụng chữa sâu răng, đau răng bên dưới.

Mách bạn cách chữa sâu răng, đau răng với các loại cây dân giã 1

Vỏ cây xoài

Vỏ xoài 3 miếng, mỗi miếng bằng cỡ bàn tay, cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, xắt nhỏ, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml. Cứ 3 phần nước thuốc thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai, bảo quản để dùng dần, đây là cách dùng vỏ cây cây xoài chữa đau răng mà dân gian hay nói.

Mỗi lần lấy 50ml, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.

Hoặc dùng cách sau để chữa đau tăng bàng thân cây xoài.

Vỏ thân cây xoài 3 phần, trái me chua 1 phần, trái bồ kết 1 phần.

Tất cả sấy khô, sao thơm, tán thành bột mịn, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau.

Lá lốt

Mách bạn cách chữa sâu răng, đau răng với các loại cây dân giã 2

Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị), tán hàn (làm tan khí lạnh), hạ khí, chỉ thống (làm hết đau).

Để chữa sâu răng, đau răng, dùng 30 - 40g lá lốt khô (80 - 100g lá tươi), hoặc dùng thân, hoa và rễ, nấu lấy nước đậm dặc, hòa với ít muối hột, để nguội rồi ngậm 1 - 2 phút, súc miệng và nhổ bỏ. Ngày súc miệng 3 - 4 lần.

Nước nấu lá lốt còn được dùng để ngâm tay chân chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân.

Cây bồ đề

Cây bồ đề gọi là cây đề, tên khoa học Ficus religiosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae).

Theo phân tích, trong vỏ cây bồ đề có chứa 4% chất tanin. Mủ có chứa nhựa, trong mủ đông khô có 85% nhựa và 12% cao su.

Loại vỏ cây bồ đề cũng có thể thay thế vỏ cây chay để ăn với trầu cau cho chắc răng.

Nước sắc vỏ rễ và vỏ thân của cây bồ đề còn dùng làm thuốc ngậm chữa đau răng.

Để chữa đau răng, dùng vỏ rễ hoặc vỏ thân cây bồ đề 20 - 60g sắc với nước rồi ngậm, súc miệng 2 - 3 lần trong ngày.

Cây rau bợ

Mách bạn cách chữa sâu răng, đau răng với các loại cây dân giã 3

Hình ảnh cây rau bợ

Cây rau bợ còn gọi là cỏ bợ, rau bợ nước, thủy tần, cỏ chử điền (điền tự thảo), tứ diệp thảo, dạ hợp thảo… tên khoa học Marsilea quadrifolic L. thuộc họ rau bợ (Marrileaceae).

Để làm thuốc có thể dùng cây tươi hoặc phơi khô, bảo quản nơi khô ráo.

Rau bợ chữa sâu răng, đau răng, mụn nhọt do nhiệt độc bằng cách: rau bợ tươi 50 - 80g, rửa thật sạch, thêm 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 - 3 lần uống trước bửa ăn.

Cây mè

Cây mè còn gọi là vừng, hồ ma, tên khoa học Sesamum indicum L. thuộc họ Vừng (Pelaliaceae).

Chữa nướu răng bị sưng nhức: lấy 100g hạt mè nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, dùng để ngậm hồi lâu rồi súc miệng nhổ bỏ, ngậm nhiều lần trong ngày.



 

 

Phone call icon