Chuẩn bi mâm cổ cúng tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5
Cập nhật ngày: 16/06/2018 09:13:23
Tết Đoan ngọ hay Tết diệt sâu bọ là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt. Vào ngày này, nhà nhà bày biện rượu nếp, bánh tro, trái cây để cúng tổ tiên và cùng diệt sâu bọ. Nếu như mẹ chưa biết Tết Đoan ngọ cúng gì thì hãy tham khảo bài viết mà giấy dán tường chúng tôi chia sẻ để chuẩn bị sao cho thật khéo nhé.
Nội dung chính
Tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 cần những gì
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Đoan ngọ
Trước khi tìm hiểu Tết Đoan ngọ cúng gì, bạn hãy thử tìm hiểu xem nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết này để hiểu hơn về dịp tết quan trọng của dân tộc.
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Vì vậy, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Truyền thuyết Tết Đoan ngọ ở Việt Nam là do một ông lão tự xưng là Đôi Truân, người có công hướng dẫn dân làng cách diệt sâu bọ để bảo vệ mùa màng khi bị nạn sâu bọ tấn công bằng cách lập đàn cúng có trái cây, bánh tro và thực hiện mỗi năm vào đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch để trị sâu bọ. Người dân muốn ghi nhớ ông lão nên đã đặt ngày này là Tết diệt sâu bọ hay Tết Đoan ngọ vì giờ cúng thường giữa giờ Ngọ.
Thời gian diễn ra Tết Đoan ngọ cũng trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh nên người ta tin rằng, việc thờ cúng tổ tiên vào dịp này sẽ có tác dụng diệt sâu bọ, cho mùa màng bội thu. Ngoài ra nó cũng có ý nghĩa cầu may mắn, sức khỏe cho cả gia đình, là dịp để gia đình cùng ăn bữa cơm đầm ấm.
Người Việt Nam rất coi trọng Tết Đoan ngọ vì sau dịp Tết Nguyên đán, đây cũng là một dịp để gia đình sum vầy, con cháu ở xa cũng có dịp về sum họp.
Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
Xem thêm: Mâm cơm dân dã cho những người con xa quê
2. Cúng gì vào dịp Tết Đoan ngọ
Tùy vào từng tập tục của các địa phương, các vùng mà có những cách chuẩn bị đồ cúng lễ khác nhau.
Theo truyền thống, mâm cúng dâng lên lễ gia tiên vào ngày Tết Đoan ngọ ngoài hương hoa, nước, rượu nếp (cơm rượu) thì nhất định phải có trái cây và bánh tro, bánh ú.
Ngoài vải và mận là hai loại quả nhất định phải có thì người ta cũng chọn loại quả chua vì tin rằng ăn các loại quả chua như mận, dâu rừng, xoài, sẽ diệt được các loại sâu bệnh trong người, cho một năm đầy sức khỏe, không bệnh tật.
Ở miền Trung, khi cúng Tết Đoan ngọ, người ta cũng thường chuẩn bị thêm thịt vịt. Theo các chuyên gia, thịt vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể được mát mẻ trong những ngày tháng 5 nắng nóng.
Dù ngày nay, nhiều phong tục đã được bỏ hoặc biến thể đi nhiều nhưng Tết Đoan ngọ vẫn là một dịp để gia đình quây quần sum họp, vì thế các mẹ nếu còn băn khoăn Tết Đoan ngọ cúng gì thì hãy ghi nhớ bài viết này và chuẩn bị sao cho thật khéo để càng thêm ý nghĩa trong việc thờ cúng ông bà, tổ tiên.
Sản phẩm liên quan
Tết xuân -Combo 4m hoa mai
1,210,000₫ (BDA-12339) 300cm x 400cm (cao x ngang) Xem chi tiết Mua ngayTết xuân -Combo 4m vui xuân
1,020,000₫ (BDA-12333) 300cm x 400cm (cao x ngang) Xem chi tiết Mua ngay